US NEWS – 5 sự thật mà học sinh nên biết khi apply vào Đại học bên Mỹ

Mỗi năm, khi một chu kì nộp hồ sơ xét tuyển đại học bắt đầu, các nguồn tin tức cũng tấp nập đưa thông tin về các bảng xếp hạng Đại học Mỹ. Những cây bút đằng sau bảng xếp hạng U.S. News & World Report, Forbes, The Princeton Review cùng các trang báo khác lại náo nhiệt công bố các bài hướng dẫn xem xét bảng xếp hạng khác nhau. Họ cam kết rằng phương thức của họ chính là công cụ chính xác nhất để tính toán được “giá trị” của mỗi trường, xác định những trường sôi động nhất, và “vạch trần” bí ẩn về thứ bậc của các trường.

Tuy nhiên, thực tế là những bảng xếp hạng này cũng có những mặt tối, và chỉ nên mang tính chất tham khảo. Hãy cùng điểm qua những khiếm khuyết của các bảng xếp hạng mà chúng ta vẫn thường tin tưởng nhé:

  1. Công thức xếp hạng không phải là khoa học đã được kiểm chứng

Quá trình thu thập dữ liệu của các bảng xếp hạng đều dựa trên thông tin được các trường đại học tự khai báo. Tuy đã có bản báo cáo mẫu Common Data Set để tiêu chuẩn hóa quá trình khai báo, phương thức thu thập thông tin nội bộ để thống kê lại trên Common Data Set vẫn do từng trường tự định đoạt.

Hơn nữa, những người soạn ra các bảng xếp hạng vẫn có thể tùy ý diễn giải những thông tin mà họ nhận được– hoặc không nhận được. Ví dụ, nếu trường A chọn không báo cáo lại dữ liệu, ít nhất sẽ có một bảng xếp hạng (U.S. News & World Report) đành phải sử dụng công thức để tự tạo ra thông tin cho trường đó dựa trên thông tin từ các trường ngang tầm.

  1. Các bảng xếp hạng đều mang tính chất chủ quan cao

Hãy lấy điểm “danh tiếng” làm ví dụ. Trong bảng xếp hạng của U.S. News & World Report, danh tiếng của một trường có tầm quan trọng lớn nhất. Mới nhìn qua thì tiêu chí này có vẻ hợp lý, nhưng sự danh tiếng ấy thực chất được đo lường như thế nào?

Hàng năm, U.S. News & World Report gửi ba phiếu kín tới Chủ tịch, Trưởng khoa Đào tạo, và Trưởng khoa Tuyển sinh của từng trường tham dự bỏ phiếu. Mỗi trường sẽ đánh giá các trường bè bạn theo thang điểm từ 5 đến 1. Lí do cho phương thức bỏ phiếu này là bởi các bảng xếp hạng tin rằng những người “trong nghề” sẽ hiểu rõ thực trạng của giới cao học và đánh giá của họ sẽ chính xác và uy tín hơn rất nhiều.

Nhưng tất nhiên, ba phiếu kín này khó có thể đánh giá một cách khách quan về những trường đại học quanh nước. Vậy nên, mỗi năm, số lượng trường gửi lại phiếu kín chưa tới một nửa so với tổng danh sách các trường tham dự bỏ phiếu. Với những trường có gửi lại đánh giá, nhiều cá nhân đã thừa nhận rằng họ chỉ đang dự đoán dựa trên những thông tin họ biết.

Vậy rốt cuộc, điểm danh tiếng trong các bảng xếp hạng thực sự mang ý nghĩa gì?

  1. Thứ hạng mỗi năm đều thay đổi vì cớ gì?

Các trường đại học vốn có xu hướng thay đổi rất chậm về mọi mặt, thế nhưng thứ hạng mỗi năm của các trường lại xê dịch. Lí do ư? Ít nhất một bảng xếp hạng (U.S. News) đã thú nhận rằng mỗi năm họ lại “chỉnh” công thức tính xếp hạng một chút. Đây lại là một minh chứng cho thấy sự chủ quan trong việc xếp hạng, cũng như chủ đích của những người soạn bảng xếp hạng để không ai có thể đoán được kết quả thứ hạng hàng năm.

  1. Sự so sánh bất khả thi

Dù nhiều trường đại học nhìn qua trông có vẻ giống nhau, nếu xét kỹ hơn, mỗi trường đều rất khác biệt về mặt chương trình đào tạo, phương thức giảng dạy, văn hóa, giá trị cũng như mục tiêu của trường. Vậy nên, việc so sánh và xếp hạng các trường đại học là một dự án vô cùng đồ sộ, thậm chí là bất khả thi.

  1. Các chỉ tiêu và chủ đích không minh bạch

Cuối cùng, định nghĩa “trường tốt nhất” đơn thuần chỉ là ý kiến cá nhân của các tòa soạn ẩn mình sau những con số có nguồn gốc mập mờ cùng các chỉ tiêu khó hiểu. Riêng suy nghĩ rằng có thể định đoạt các trường đại học tốt nhất của Mỹ dựa theo một vài chỉ tiêu nhất định như “chất lượng đào tạo” hay “trường hay tiệc tùng” đã là một lối nghĩ đơn chiều. Những chỉ tiêu này dễ khiến người đọc hiểu lầm về cộng đồng, môi trường, chất lượng của trường, cũng như sự tương thích của các bạn học sinh với ngôi trường đó.

Ngoài ra, khi một trong những mục đích chính của các bảng xếp hạng này là để giúp tăng doanh thu cho tòa báo, bạn nên cân nhắc thật kĩ khi sử dụng những nguồn này để chọn và đánh giá trường. Sự quan trọng hóa bảng xếp hạng khiến học sinh và gia đình đặt quá nặng vấn đề con đi học ở đâu, thay vì nguyện vọng của con là gì, tại sao con lại có ước mơ đó, và ngôi trường này sẽ giúp con thực hiện nó ra sao.

Vậy nên, điều quan trọng nhất là bạn cần tự định nghĩa được ngôi trường tốt nhất dựa trên nhu cầu, sở thích, và phương thức học tập của riêng bạn. Những bảng xếp hạng này có thể giúp bạn biết thêm những trường không quá nổi tiếng như trường Ivy League, nhưng đừng để các con số thay bạn lựa chọn ngôi trường trong mơ của mình. Hãy tập trung lên danh sách trường dựa theo con người bạn, lý do bạn muốn có tấm bằng cử nhân ở nước ngoài, và những dự định của bạn cho những năm đại học.

Nguồn: StudyUSA


Trung tâm tư vấn du học IvyPrep:
Địa chỉ: Tầng 3 tòa Hanoi Center Point, 27 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, HN
Email: duhoc@ivyprep.edu.vn
Hotline: 0898 083 111
Đặt lịch tư vấn cá nhân miễn phí tại: https://forms.gle/nsQmtQtZdABGBSKJ8