Mỹ – một đất nước mà đa số các bạn trẻ đều mơ ước được đặt chân lên và trải nghiệm môi trường học tập của cường quốc từ lâu đã nổi danh với nền giáo dục tốt nhất nhì thế giới. Để nói hết về nước Mỹ, chúng ta có vô vàn điều để kể đến như: văn hóa, môi trường học tập, con người, điều kiện và phong cách sống…

original_url: 8F825B6A-087B-4321-9F5F-0AA85087E4E8

Lễ tốt nghiệp trung học tại Mỹ

Orientation Day tại đại học Mỹ

Orientation Day tại đại học Mỹ

Riêng về cá nhân tôi, chỉ với kinh nghiệm học tập và sinh sống ba năm (từ trung học đến năm nhất đại học) ở hai tiểu bang New York và Massachusetts, câu chuyện về cuộc sống và học tập tích lũy được tưởng chừng như có thể kéo dài vô tận. 

Từ những giây phút đầu tiên khi đặt chân xuống nước Mỹ cho đến những bài học đầu tiên trên mảnh đất này, rồi cả những người bạn mới hay những hoạt động và câu lạc bộ tôi tham gia…, tất cả đều là những mảnh ghép quý giá đã giúp hình thành tôi ngày hôm nay: độc lập, khao khát được trải nghiệm thêm thật nhiều điều mới lạ trong cuộc sống và không ngại thử thách.

Tạm gác lại câu chuyện dài ấy, ở đây, tôi chỉ muốn chia sẻ những xúc cảm và ấn tượng của bản thân với những trải nghiệm đầu tiên và lý thú nơi xứ lạ.

Nếu bạn đang có ý định xin học bổng du học Mỹ thì bạn nên tìm hiểu kỹ càng những điều sau:

Câu chuyện về ngôn ngữ (written & spoken english)

Chắc hẳn là các bạn đều đã không quá xa lạ với những câu chuyện và lời đồn về rào cản ngôn ngữ trong khoảng thời gian đầu đi du học. Và về câu chuyện của tôi, nội dung chính không nằm ở sự khó khăn trong vấn đề học tập nhưng mà thay vào đó là quá trình tôi đã thoát khỏi những khuôn khổ và bài học ở Việt Nam về cách giao tiếp hằng ngày bằng tiếng Anh như thế nào để có thể chuyển sang ngôn ngữ đối thoại tây hơn, hay có thể nói là giống với người bản xứ hơn. 

11289624_397962527077946_4321686190631623086_o

Lớp học tiếng anh ngoài trời của trường trung học Mỹ

Culture Fair ở trung học Mỹ

Culture Fair ở trung học Mỹ

 

Culture Fair ở trung học Mỹ

Culture Fair ở trung học Mỹ

Culture Fair ở trung học Mỹ

Culture Fair ở trung học Mỹ

 

Hầu như các bạn học sinh đều cảm nhận được rằng những chương trình hay cách dạy tiếng Anh ở nước ta đều rơi vào tình trạng máy móc và trọng tâm của việc giảng dạy lại dồn quá nhiều về ngữ pháp (grammar) hay số lượng từ vựng khủng, cao siêu mà không hề có giá trị ứng dụng cao trong giao tiếp thông thường.

Chính vì vậy, các bạn trẻ Việt Nam (kể cả tôi) đều có lẽ phải đón nhận nhiều cái nhìn lạ lùng từ các bạn phương Tây vì cách giao tiếp rất gượng ép và thiếu tự nhiên khi chúng ta đều copy theo những mẫu câu quen thuộc được dạy một cách máy móc và cho rằng đấy là cách người Mỹ dùng khi nói chuyện.

Chẳng hạn, ta hay nói “How are you?” và trả lời “I’m fine. Thank you. And you?” mà không biết rằng ngôn ngữ của người Mỹ khá suồng sã như “Hey. What’s up?” hay “How ya going? – I’m good” thay cho cách nói rất sách vở ở trên.

Không chỉ có vậy, tôi còn chiêm nghiệm được cách các bạn tây rất hay dùng idioms hay slangs và cũng tích góp được kha khá vốn liếng để cách nói chuyện của mình càng thêm tự nhiên và bớt “Châu Á”.

Tất cả những điều này ngoài việc ta phải tự tin mạnh dạn tiếp xúc bạn bè để tối đa hóa cơ hội được luyện tập đối thoại mà bên cạnh đó ta cũng phải chú ý những điểm sai của mình để sửa.

Sau một buổi thuyết trình business ở trường đại học Mỹ

Lớp học thuyết trình ở trường đại học Mỹ

Tuy ta thường hay nhận được những lời khuyên như: “Hãy thoải mái giao tiếp và đừng sợ mắc lỗi sai, đừng để ý quá nhiều đến lỗi ngữ pháp khi giao tiếp” nhưng bản thân tôi lại cho rằng nhận thức được mình đang nói đúng hay sai rất quan trọng. Vì sao? Sẽ là điều bình thường khi bạn mắc lỗi trong những lần giao tiếp đầu, nhưng nếu những lỗi quen thuộc ấy (và bạn có thể nhận biết nó sau khi nói) cứ tiếp tục tái diễn thì bạn đã chưa thực sự nói tiếng Anh một cách hiệu quả.

Các bạn nước ngoài hay quốc tế có thể hiểu các bạn đang nói gì nhưng họ sẽ không phục bạn vì sở dĩ cách nói chuyện của bạn vẫn rất đậm chất Châu Á hay nói nôm na là tiếng Anh chưa được nhuần nhuyễn và tự nhiên.

Vậy phải làm sao? Chú ý lắng nghe và luyện tập. Hãy học từ cách dùng từ ngữ và ngữ điệu nói chuyện của họ!

Bên cạnh đó, từ trải nghiệm của bản thân, tôi khuyên các bạn hãy chịu khó xem những bộ phim ngắn/dài tập, các chương trình, đọc sách, v.v… của Mỹ (chú ý hãy xem phim bằng Engsub thay vì Vietsub) vì đó chính là cách tiếp cận nền văn hóa và ngôn ngữ nói rất hiệu quả.

Cụ thể, khi kết bạn với những người bạn tây, tôi không hề hay biết gì về văn hóa xem phim trên Netflix của các bạn. Thế nhưng sau một thời gian cùng giải trí mỗi thứ sáu với những người bạn ấy, tôi dần trở thành một người yêu thích series phim Mỹ hơn và học được rất nhiều vốn từ vựng rất hữu dụng trong giao tiếp ở Mỹ.

Tôi đã làm được và tôi tin chắc rằng các bạn trẻ cũng thế! Hãy tự tin và không ngừng học hỏi!

Hằng Nga

 

“Tôi ở Mỹ” là một chuyên mục chia sẻ về những kinh nghiệm sống và học tập của các du học sinh Việt Nam tại Mỹ. Qua những góc nhìn chân thực này, IvyPrep hy vọng các em học sinh đang lên kế hoạch du học sẽ tích lũy nhiều hành trang bổ ích và sẵn sàng cho ngày “cất cánh”.

Để đóng góp và chia sẻ cho chuyên mục, các du học sinh có thể gửi bài viết về cho IvyPrep tại infohcm@ivyprep.edu.vn.

Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 

0938 352 770 (HCM) | 0911 218 066 (Hà Nội)

ivyprpe khai truong trung tam q7