Nguồn: Tri thức trẻ

Sống chung với bạn cùng phòng không hề “khó nhằn” như bạn vẫn tưởng tượng. Những tip sau đây sẽ giúp bạn “thú vị hóa” mối quan hệ này! Đặc biệt những tips này sẽ rất hữu dụng nếu bạn đang chuẩn bị đi du học Mỹ

 

Hãy là người đầu tiên dọn dẹp những thứ bừa bộn trong phòng

 

Có thể bạn sẽ nghĩ điều này thật điên rồ và thắc mắc rằng “tại sao mình phải là người chủ động?” Thử nghĩ xem bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu một ngày đẹp trời, bạn đi học về và thấy căn phòng đã được dọn dẹp tinh tươm, quần áo giặt sạch sẽ và bữa tối ngon lành đã bày sẵn trên bàn? Bên cạnh cảm giác vui vẻ, thoái mái, bạn sẽ thấy có chút ngại ngùng và “hơi có lỗi” với cô bạn của mình. Tự nhiên, bạn muốn làm một điều gì đó để cảm ơn sự tốt bụng của cô ấy, ví dụ như tình nguyện đi đổ rác sau bữa ăn hoặc hút bụi sàn nhà chẳng hạn. Ở vị trí ngược lại, cô bạn ấy cũng sẽ cảm thấy y hệt như bạn mà thôi.

 

cung phong 1

 

Thử nghĩ xem bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu một ngày đẹp trời, bạn đi học về và thấy căn phòng đã được dọn dẹp tinh tươm, quần áo giặt sạch sẽ và bữa tối ngon lành đã bày sẵn trên bàn?

 

Trong trường hợp cô bạn cùng phòng hoàn toàn không có động tĩnh gì trước những cố gắng của bạn, đã đến lúc hai bên nên ngồi xuống và trò chuyện thật nghiêm túc về vấn đề này. Lời khuyên hữu ích dành cho bạn là hãy lập một thời gian biểu cho việc dọn dẹp phòng, liệt kê những công việc cần phải làm và phân công rõ ràng trách nhiệm cho cả hai bên. Có thể đính kèm thêm một vài hình phạt nhỏ nhỏ dành cho ai không hoàn thành tốt công việc của mình, ví dụ như đi đổ rác một tuần, hút bụi sàn nhà trong một tháng hoặc dọn rửa đĩa đồ ăn của người kia. Đảm bảo rằng không ai trong hai bạn có thể quên được nhiệm vụ của mình đâu.

 

cung phong 2

 

Nắm rõ “thời gian ngủ” của nhau

 

Bạn là tuýp người thích làm việc về đêm và thường đi ngủ muộn, trong khi cô bạn cùng phòng đích thị là một “morning person” ngủ sớm dậy sớm? Có thể bạn không nghĩ đến nhưng đôi khi, việc chênh lệch giờ giấc sinh hoạt giữa hai người sẽ đem lại một vài rắc rối không đáng có. Thử tưởng tượng bạn đã thức cả đêm để hoàn thành bài tập cho kịp deadline, vừa lên giường chợp mắt thì cô bạn thức dậy và bắt đầu tập thể dục ầm ầm trong phòng. Bạn có chắc mình sẽ giữ được bình tĩnh?

 

Có thể bạn không nghĩ đến nhưng đôi khi, việc chênh lệch giờ giấc sinh hoạt giữa hai người sẽ đem lại một vài rắc rối không đáng có.

 

Trao đổi một cách thẳng thắn với cô bạn cùng phòng về vấn đề này và chắc chắn rằng cả hai bạn đều nắm rõ “thói quen ngủ” của nhau. Hãy cho cô ấy biết bạn là người nhạy cảm với tiếng ồn, có thể cô ấy sẽ dừng ngay việc tập thể dục buổi sáng trong phòng và chuyển sang ra ngoài chạy bộ. Bạn cũng đừng quên rằng cô ấy có thói quen đi ngủ cực kì sớm, vì vậy nếu muốn thức khuya xem phim thì nhớ giữ trật tự (tốt nhất là bạn nên xài tai nghe trong trường hợp này) và điều chỉnh mức độ ánh sáng trong phòng vừa phải để không ảnh hưởng đến cô ấy.

 

cung phong 3

 

Chủ động trò chuyện với nhau

 

Nếu bạn cảm thấy khó chịu với cô bạn cùng phòng của mình thì khả năng cao là cô ấy cũng đang cảm thấy khó chịu với bạn. Hầu hết những rắc rối nảy sinh giữa hai người đều xuất phát từ việc thiếu sự giao tiếp. Trong trường hợp này, những cuộc trò chuyện sẽ là cơ hội tốt để bạn phát triển mối quan hệ thân thiết cũng như tạo một môi trường sống thoải mái cho chính mình và bạn cùng phòng của bạn.

 

Học cách trao đổi và tôn trọng ý kiến cá nhân của người khác sẽ giúp xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp và mang tính lâu dài.

 

Hãy trực tiếp trao đổi với cô ấy về vấn đề mà cả hai đang gặp phải. Tuyệt đối nói không với trò “nói xấu sau lưng” vì điều này chẳng thể giúp bạn giải quyết mọi chuyện nhanh hơn mà còn khiến cô ấy mất lòng tin ở bạn. Hãy nhớ rằng giao tiếp là sự tương tác hai chiều: chia sẻ và lắng nghe. Học cách trao đổi và tôn trọng ý kiến cá nhân của người khác sẽ giúp xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp và mang tính lâu dài. Tuy nhiên, hãy dừng lại khi bạn cảm thấy cuộc trò chuyện đang đi quá giới hạn và một trong hai người không thể giữ được bình tĩnh. Sự tức giận chẳng thế giúp bạn giải quyết được vấn đề mà còn khiến cho mọi chuyện trở nên phức tạp hơn.

 

cung phong 4

 

Để ý đến những người mà bạn mời vào phòng

 

Bạn cảm thấy mệt mỏi và phiền phức nếu có ai đó ghé qua phòng tụ tập vào lúc 11 giờ đêm, sau hàng tiếng đồng hồ bạn vật lộn với đống bài vở và điều duy nhất bạn muốn làm ngay lúc này là đắp chăn đi ngủ. Chắc chắn rằng cô bạn cùng phòng với bạn cũng chẳng hề thích thú điều này một chút nào.

 

Hãy luôn nhắc nhở bản thân mình nhớ rằng bạn đang ở đâu, có những ai xung quanh và điều gì nên làm để không gây ảnh hưởng đến mọi người.

 

Đồng ý rằng việc xây dựng những mối quan hệ xã hội là điều rất cần thiết trong môi trường đại học với tất cả mọi người. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, việc này có thể vô tình gây khó chịu cho người khác. Ví dụ như một vài người bạn quen đến chơi và trò chuyện quá to trong khi cô bạn cùng phòng đang tập trung nghiên cứu cho bài kiểm tra cuối kì sắp tới. Hãy luôn nhắc nhở bản thân mình nhớ rằng bạn đang ở đâu, có những ai xung quanh và điều gì nên làm để không gây ảnh hưởng đến mọi người. Bạn có thể lựa chọn những địa điểm khác phù hợp hơn để gặp gỡ những người bạn muốn, ví dụ như căng-tin khu ký túc xá hay bất kì một quán cà phê nào gần đó.