Các trường đại học tại Mỹ luôn mở rộng cánh cửa cơ hội cho các du học sinh quốc tế. Học sinh quốc tế, tuy có những bất lợi riêng về ngôn ngữ hay khoảng cách địa lý, vẫn có cơ hội ngang bằng học sinh trong nước khi nộp hồ sơ vào các trường đại học Hoa Kỳ. Tuy nhiên, để có những sự chuẩn bị tốt hơn cho quá trình nộp hồ sơ, thường sẽ rơi vào tháng 11-tháng 2 năm lớp 12 của học sinh Việt Nam, các em học sinh có nhu cầu du học Mỹ nên tìm hiểu về những điều kiện tuyển sinh của các trường đại học trước đó từ 1 đến 2 năm, trang bị cho mình đầy đủ những hiểu biết về du học Mỹ cũng như lên chiến lược hợp lý cho bản thân.
Một bộ hồ sơ khiến hội đồng tuyển sinh ấn tượng sẽ bao gồm vô cùng nhiều các yếu tố đòi hỏi học sinh hiểu biết và chuẩn bị kĩ càng từ sớm.

  1. Các bài thi chuẩn hóa
luyen thi sat

Thi SAT

Các trường đại học Mỹ thường yêu cầu học sinh nộp điểm SAT hoặc ACT. Tuy nhiên đối với học sinh Việt Nam, các em chỉ cần thi SAT. SAT là một bài thi chuẩn hóa của Mỹ, được tổ chức thi tại Việt Nam 6 lần một năm. Bài thi bao gồm ba phần Đọc hiểu – Viết – Toán và thi trong vòng 3 tiếng rưỡi đến 4 tiếng. Không phải tất cả các trường đều yêu cầu điểm SAT. Tuy nhiên nếu đạt được điểm tốt, học sinh sẽ có cơ hội được nhận và được hỗ trợ tài chính nhiều hơn.

SATII cũng được học sinh Việt Nam lựa chọn thi khá nhiều để tô điểm cho hồ sơ. SATII, như SAT là một bài thi chuẩn hóa, tuy nhiên học sinh có thể lựa chọn từ một cho đến ba môn thi trong số các môn: Văn, Sử Mỹ, Sử thế giới, Toán 1, Toán 2, Lý, Hóa, Sinh, Các môn ngoại ngữ khác (Tiếng Nhật, Tiếng Pháp,…). Các trường đại học Mỹ không yêu cầu học sinh nộp SATII. Dù vậy, học sinh Việt Nam vẫn tham gia những kì thi này để gây ấn tượng với hội đồng tuyển sinh.

  1. Bài thi dành cho học sinh quốc tế (Non-English speakers)
du hoc my

du học my

Học sinh quốc tế sinh sống và học tập tại các nước không sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức phải nộp điểm chứng minh trình độ tiếng Anh như TOEFL hoặc IELTS. Hầu hết các trường đại học Mỹ yêu cầu điểm TOEFL. Tuy nhiên gần đây, IELTS cũng bắt đầu được các hội đồng tuyển sinh chấp nhận.

  1. Common Application và các hệ thống nộp hồ sơ riêng của trường
du hoc my

ho so du hoc my

Common Application là một hệ thống nộp hồ sơ được khá nhiều trường đại học Mỹ sử dụng. Common Application sẽ được mở vào tháng 8. Học sinh có thể điền các thông tin cá nhân, thông tin về gia đình, học tập, hoạt động ngoại khóa và xem đề các bài luận riêng của từng trường.

Những trường không sử dụng Common Application sẽ có một hệ thống nộp hồ sơ riêng. Học sinh có thể truy cập website của trường và đăng ký tài khoản để nộp hồ sơ. Tại hệ thống này, học sinh cũng điền các thông tin về bản thân cũng như xem đề các bài luận của trường. CV, Personal Statement hay các Supplement Essay cũng sẽ được upload lên 1 trong 2 hệ thống này.

  1. Các bài luận
viet luan

viet luan – du hoc my

Tất cả các trường đều yêu cầu học sinh nộp Personal Statement, là một bài luận không dài quá 650 từ, viết về 5 chủ đề đã được thống nhất sẵn, có thể tìm ở website của Common Application.

Ngoài Personal Statement, có một số trường yêu cầu học sinh nộp thêm các bài luận riêng (Supplement Essay). Mỗi trường sẽ có những đề luận khác nhau và số lượng bài luận khác nhau. Số lượng các bài luận cần nộp có thể lên đến 10 bài cho một trường, tùy thuộc vào trường học sinh muốn nộp hồ sơ. Cũng có trường không đòi hỏi học sinh viết Supplement Essay.

Các bài luận có thể được nộp qua hệ thống tuyển sinh riêng của trường hoặc qua Common Application.

  1. Resume/CV

resume

Resume hay còn gọi là CV là một bản tóm tắt thông tin cá nhân, trường lớp cũng như các hoạt động ngoại khóa. CV của học sinh thường bao gồm thông tin liên hệ, lịch sử học tập, điểm trung bình trên lớp, các giải học tập đã đạt được hoặc những hoạt động ngoại khóa đã tham gia (tính từ năm lớp 9 đến thời điểm nộp hồ sơ).

Resume/CV có thể được nộp qua Common Application hoặc hệ thống tuyển sinh của trường.

  1. Thư giới thiệu

recommendation letter 2

Các trường đại học Mỹ yêu cầu học sinh nộp thư giới thiệu từ thầy cô. Hầu hết các trường yêu cầu nộp 3 bức thư giới thiệu, có chữ ký, đóng dấu và thông tin liên hệ của giáo viên.

Thư giới thiệu cũng có thể nộp qua các hệ thống tuyển sinh online.

  1. Đơn xin hỗ trợ tài chính

Financial Aid

Đối với học sinh quốc tế, để nhận được hỗ trợ tài chính từ các trường đại học, nên điền và nộp đơn CSS, là một dạng đơn xin tài chính được các trường đại học tại Mỹ chấp nhận.

Đơn CSS có thể nộp bằng cách email cho hội đồng tuyển sinh của trường.