Xa nhà đi học đại học thường là một trải nghiệm đầy thú vị và mới lạ cho các tân sinh viên. Nhưng rất có thể niềm vui sướng được mang lại từ tự do độc lập này đi kèm với nỗi nhớ nhà.
“Hiếm có sinh viên nào lại không nhớ nhà, và nỗi dằn vặt thường xuất hiện ngay những ngày đầu kỳ học” – Tamar Chansky, nhà tâm lý học đã xuất bản vài tựa sách về những trẻ em vật lộn với rối loạn lo âu cho hay. “Khi điều đó xảy ra, hãy chuẩn bị tinh thần nó sẽ ập đến như cơn sóng” Các dịp nhớ nhà khác có thể xảy ra gần mùa lễ hội hoặc các kỳ nghỉ, vị này cho hay.
“Thường thì nỗi nhớ nhà xuất hiện trong các thời kỳ chuyển giao” – phát biểu của Barry Schreier, chủ tịch hội đồng truyền thông cuả Hiệp hội các Giám đốc trung tâm tư vấn cho các trường Đại học – một tổ chức ở Indiana thiên về phổ cập tư vấn tâm lý chuyên nghiệp trong các trường.
Nhớ nhà là một cảm xúc dao động giữa nỗi đau và sự mất mát. Schreier so sánh nỗi nhớ nhà với hành trình thương tiếc cho những thứ vốn ở xung quanh chủ thể và đang dần phai mờ “Đến cuối, nó là mất đi cảm giác thuộc về, cảm giác được thấu hiểu, sự thoải mái, thân thuộc”. Giám đốc trung tâm tư vấn của Đại học Loyola Maryland cho hay: “nỗi nhớ nhà là một phản ứng bình thường với sự tách rời khỏi những con người, nơi chốn và cộng đồng mà ta là một phần. Khi chúng ta nhớ nhớ, thực chất chúng ta đang bất an nội tại hoặc không thoải mái với nơi chốn hiện tại. Chúng ta thèm khát sự quen thuộc, nhất quán và ổn định”.
Một nghiên cứu vào năm 2015 của đại học Washington chỉ ra rằng: “Tổng thể thì chúng ta nhớ những sinh hoạt hàng ngày, thú cưng, gia đình, cảm giác mang đến khi chúng ta ở nhà, các món ăn, người bạn cũ; những điều thuộc về chu kỳ thường nhật. Với nhiều người, “nhà” là một cảm xúc”. Nghiên cứu còn liên hệ nỗi nhớ nhà với cảm giác bị đứt kết nối hoặc chênh vênh giữa các nơi chốn. Bởi chúng ta biết bản thân đang bỏ lỡ những truyền thống gia đình, những buổi tán gẫu với bạn bè, các kỳ lễ. Đương nhiên, nhớ nhà không phải một chứng mạn tính như lo âu hay trầm cảm, nhưng sức tàn phá của nó đối với sinh viên không thể xem nhẹ.
Tin tốt là, các sinh viên có thể vượt qua nỗi nhớ nhà. Mấu chốt ở đây là mặc dù rất nhiều người nhớ nhà, nhưng họ khôg muốn chia sẻ nó với người khác. Các lý do phổ biến bao gồm: tránh gây hoang mang cho những người em sắp lên đại học, hoặc cho rằng đó chỉ là cảm xúc nhất thời, một số sợ bị coi là yếu đuối và bị từ chối, số khác đơn giản không thích nói ra. Trong những giây phút tồi tệ, chúng ta có xu hướng thu mình lại, trong khi đáng ra phải cởi mở hơn với những trải nghiệm mới, thiết lập những mối quan hệ mới.
Sau đây là một số gợi ý những điều họ nên làm để thay thế cảm giác bị cô lập
- Hiểu rằng nhớ nhà là điều bình thường
- Trò chuyện và chia sẻ
- Bắt đầu những thói quen mới ở đại học
- Làm quen với môi trường
- Thiết lập những sinh hoạt mới
- Giữ liên lạc với gia đình và bạn bè
- Có kỳ vọng hợp lý cho quãng thời gian đi học
- Tìm kiếm các cơ hội kết nối ở câu lạc bộ hoặc các việc làm trong khuôn khổ nhà trường
- Tình nguyện và phục vụ cộng đồng
- Dựa vào một cộng đồng tôn giáo
Schreier tuyên bố: “Một trong những điều tuyệt nhất về đại học – đó là nơi chúng ta trở thành một phần của những điều lớn lao hơn bản thân mình”. Dù nhớ nhà không phải một bệnh lý lâm sàng, chúng hoàn toàn có thể gia tăng rối loạn lo âu hoặc trầm cảm, ngoài ra là chứng mất ngủ, ăn mất ngon và khó tập trung. Nếu bạn không thể rũ bỏ cảm giác nhớ nhà, hãy cân nhắc tìm kiếm hỗ trợ từ trường, ví dụ như trung tâm tư vấn. Điều đó hoàn toàn không sao hết.
Trung tâm tư vấn du học IvyPrep:
Địa chỉ: Tầng 3 tòa Hanoi Center Point, 27 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, HN
Email: duhoc@ivyprep.edu.vn
Hotline: 0898 083 111
Đặt lịch tư vấn cá nhân miễn phí tại: https://forms.gle/nsQmtQtZdABGBSKJ8