Sáng nay, ngày 10/12/2017, IvyPrep Education đã tổ chức Hội thảo “Tài năng là thiên phú hay quá trình?”, tại khách sạn Fortuna (Hà Nội). Tham gia chương trình gồm có các diễn giả: Bà Nguyễn Thị An Quyên – Giám đốc điều hành hệ thống IvyPrep Education, Bà Phan Thị Hồ Điệp – mẹ Đỗ Nhật Nam, Bà Đặng Ngọc Lan – Trưởng phòng Du học IvyPrep Education, Bà Trần Thị Lành – Trưởng phòng Nghiên cứu và Phát triển IvyPrep Education. Buồi hội thảo đã thu hút sự tham gia của hơn 200 khách mời là các phụ huynh trên địa bàn Hà Nội.

Tại chương trình, các diễn giả đã cùng nhau trao đổi các chủ đề về Công thức xây dựng tài năng, điều mà nhiều bậc phụ huynh mong muốn có được ở con mình, theo Bà Nguyễn Thị An Quyên, nhiều phụ huynh cho rằng, mỗi đứa trẻ thành công đều do tố chất, do nền tảng. Tuy nhiên, trong thực tế, hầu hết các tấm gương thành công đều đến từ một công thức chung: Đó là sự nỗ lực và rèn luyện bền bỉ. Tại IvyPrep Education, trong suốt 15 năm qua, chúng tôi đã đào tạo hàng nghìn học viên và có cơ hội nhìn thấy thành công của các em. Có nhiều bạn học sinh với xuất phát điểm rất bình thường, thậm chí gia đình còn không tin bạn có thể đi du học thành công, nhưng các em đã đạt được các suất học bổng giá trị để đi du học tại Mỹ.

Nói về lộ trình giúp trẻ thành công du học sớm, bà Đặng Ngọc Lan chia sẻ: “Quá trình xét tuyển của những đại học tại Mỹ khá giống nhau, ngoài học tập còn liên quan đến các kỹ năng, hoạt động xã hội. Điểm số học tập trên lớp chỉ là một phần của hồ sơ du học và chỉ khoảng 30%, còn lại là các yếu tố về kỹ năng mềm. Còn những yếu tố ngoài học tập là khả năng thuyết trình, các hoạt động và trách nhiệm với cộng đồng…

Với kinh nghiệm nhiều năm đào tạo và tiếp xúc với các thế hệ học sinh, cô Trần Thị Lành cho rằng: “Có những yếu tố các bạn phải chuẩn bị cho quá trình du học, đầu tiên là ngôn ngữ, tuy nhiên cần kết hợp với việc sử dụng tiếng Anh để khai thác kiến thức. Theo cô hiện nay trên thế giới, không chỉ học tiếng Anh thông thường, mà học các môn khác thông qua tiếng Anh. Trong quá trình luyện thi các bài thi, học sinh nên học các kỹ năng mềm như văn hóa nơi mình đến, làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp… Nếu như con bạn bây giờ đang có sở thích khoa học, dùng chính cái đó kích thích con tìm hiểu thêm, phát hiện thêm bằng tiếng Anh, con sẽ cảm thấy ý nghĩa bao nhiều bằng chính điều con mong muốn. Tạo niềm đam mê, chắc chắn con đường học của con sẽ trở nên dễ dàng.

Áp dụng vào những kinh nghiệm thực tế trong quá trình giúp con học Tiếng Anh, bà Phan Hồ Điệp mẹ cậu bé Đỗ Nhật Nam đã có những chia sẻ vô cùng gần gũi: “Mọi quá trình Nam học đều diễn ra chậm rãi, từ từ, chia nhỏ. Nam hay có lộ trình 3 tháng, hay 6 tháng để thực hiện một mục tiêu, nhưng nếu không được lại quay lại từ đầu. Việc làm có chủ đích, khiến cho con có mục tiêu. Dù con bắt đầu từ giai đoạn nào cũng cần có mục tiêu. Mỗi một ngày, con sẽ đề ra những mục tiêu ngày hôm nay, hoặc ngày hôm sau, từ những việc rất nhỏ: như lời cảm ơn, nói một bài thuyết trình… Trong mỗi 1 ngày luôn luôn có thời gian học tiếng Anh, coi như một món ăn nên không thể thiếu trong ngày. Ban đầu Nam học 1 tiếng, sau học 2 tiếng, sau tăng lên 3 tiếng. Khi nào biến quá trình học thành niềm yêu thích, con sẽ tự động học. Mình duy trì cho con từ khi học lớp 1 đến khi con lớn. Nam có đi học ở EQuest (nay là IvyPrep Education) 6 tháng, sau đó Nam học ở nhà, thì bị hạn chế môi trường giao tiếp, sau đó Nam học trên mạng, kết nối với các thầy cô ở EQuest, các thầy cô đã rất nhiệt tình giúp đỡ Nam.”

Bên cạnh đó, trong buổi hội thảo, nhiều phụ huynh đã đưa ra các câu hỏi học búa về các vấn đề trong quá trình nuôi dạy trẻ. Từ đó các diễn giả đã có những chia sẻ hết sức chân thành về phương pháp nuôi dạy con áp dụng trong từng tình huống thực tế cũng như cách chuẩn bị cho con du học thành công ở các nước nói tiếng Anh trên thế giới.

Hội thảo “Tài năng là thiên phú hay quá trình” là một hoạt động trong chuỗi chương trình của IvyPrep Education với tên gọi “Hành trình 15,000km đến Mỹ” nhằm cung cấp cho phụ huynh và học sinh đầy đủ kiến thức, kỹ năng trong hành trình đi du học và khám phá thế giới.