DEFERRAL: LÀM GÌ KHI HỒ SƠ RƠI VÀO TRẠNG THÁI “TREO”?

Trong tháng 12 này, các bạn học sinh nộp hồ sơ kì hạn sớm đã bắt đầu nhận được câu trả lời từ các trường đại học. Một số bạn đã có thể thở phào nhẹ nhõm, và một số bạn sẽ tiếp tục con đường chinh phục các trường đại học Mỹ. Tuy nhiên, còn một nhóm các bạn khác chắc hẳn đang cảm xúc hỗn loạn vì bộ hồ sơ của mình đang trong trạng thái “deferred” – chưa được nhận, nhưng cũng chưa bị từ chối.

Để giúp các bạn định hướng bước tiếp theo, chúng ta cùng tìm hiểu thêm về deferral và học sinh nên làm gì khi biết được hồ sơ của mình được deferred nhé.

Deferral là gì?

Deferral chỉ xảy ra với những bộ hồ sơ nộp kì hạn sớm (Early Decision hoặc Early Action). Thay vì nhận ngay vào đợt kì hạn sớm, trường đại học sẽ xét tuyển lại những bộ hồ sơ này vào đợt kì hạn thường (Regular Decision).

Dữ liệu về deferral không được công bố rộng rãi như tỉ lệ nhận, nhưng thông tin cho thấy nhiều trường thường defer hơn 50% số lượng bộ hồ sơ nộp sớm của họ xuống kì nộp thường.

Một số trường ngoại lệ ít khi sử dụng deferral mà từ chối hầu hết các ứng viên không được nhận vào kì nộp sớm là Duke, Middlebury, Northwestern, Notre Dame, và Stanford. Với những trường này, trạng thái deferral có nghĩa rằng bộ hồ sơ của bạn có tính cạnh tranh cao và sẽ được xem xét đặc biệt trong kì hạn thường.

Những trường có xu hướng nhận được nhiều bộ hồ sơ nộp sớm, như University of Michigan, sẽ sử dụng deferral để quản lí lượng học sinh nhập học. Một số trường khác lại defer những ứng viên đặc biệt xuất sắc với suy nghĩ rằng trường chỉ nằm trong danh sách “an toàn” cho những ứng viên này – họ muốn chờ xem liệu học sinh có rút đơn sau khi những trường cạnh tranh hơn công bố kết quả tuyển sinh, và có thể sẽ đưa ra quyết định vào cuối tháng 1 cho đến hết tháng 3.

Hồ sơ bị deferred, bước tiếp theo là gì?

Image result for college deferral

  1. Đầu tiên, hãy cân nhắc xem trường này liệu còn là lựa chọn đầu tiên của bạn. Có thể sự yêu thích của bạn hay góc nhìn của bạn về trường đã thay đổi trong khoảng thời gian giữa lúc bạn nộp hồ sơ cho tới khi nhận được kết quả. Trường này còn nằm ở top trong danh sách trường của bạn không, hay bạn đã tìm được những trường khác yêu thích và phù hợp hơn?
  2. Tiếp theo, tìm hiểu về yêu cầu tiếp theo của trường. Một số trường sẽ yêu cầu những thông tin cụ thể như bảng điểm hay điểm bài thi chuẩn hóa gần đây nhất. Những trường khác sẽ khuyến khích học sinh gửi thêm giấy tờ bổ sung như thư giới thiệu, tiến độ hoạt động ngoại khóa, hoặc một lá thư deferral (giải thích ở dưới). Các bạn nên xem xét trường yêu cầu gì, những giấy tờ nào bạn có thể bổ sung, và làm theo yêu cầu. Nếu trường nói rõ rằng họ không muốn bạn nộp thêm gì cả, bạn không cần phải gửi thêm gì. Thậm chí, bạn có thể bị đánh trượt trong kì nộp thường vì không làm theo hướng dẫn cho hồ sơ được deferred.
  3. Nếu trường cho phép gửi giấy tờ bổ sung, bạn có thể viết một lá thư deferral. Lá thư sẽ dài khoảng một trang và được gửi tới đại diện hội đồng tuyển sinh và trưởng khoa hội đồng tuyển sinh. Trong thư, bạn nên:
  • Thể hiện được niềm yêu thích của bạn với trường và mong muốn được nhập học nếu được nhận trong kì hạn thường. Nếu bạn chưa chắc sẽ nhập học, hãy giải thích trường vẫn là lựa chọn hàng đầu của bạn.
  • Nhắc lại lí do trường là nơi phù hợp nhất với mong muốn của bạn về mặt học thuật cũng như tính cách. Hãy nhắc tới cụ thể những giáo sư, khóa học, hoạt động ngoại khóa, và cơ hội nghiên cứu để thể hiện sự hiểu biết của bạn về trường.
  • Cập nhật thêm những thành tích bạn đạt được trong và ngoài lớp từ khi hồ sơ được nộp vào đợt EA/ED.
  • Sử dụng giọng văn hào hứng, tránh thể hiện sự thất vọng hay bực dọc.
  1. Tiếp tục apply cho những trường kì hạn thường. Đừng vì mải mê cố gắng thuyết phục trường bạn đã nộp sớm mà lơ là chu kì nộp thường. Bạn nên bổ sung thông tin cho hồ sơ được deferred một cách cẩn thận, nhưng đừng dành trọn thời gian cho nó. Hãy làm những gì phải làm, và tiếp tục hoàn thiện những bộ hồ sơ khác trước thời hạn nộp.
  2. Cảm giác thất vọng là chuyện bình thường, và hãy nhớ bạn vẫn còn rất nhiều cơ hội khác. Rồi bạn sẽ được vào đại học ở Mỹ, và trải nghiệm đại học sau này sẽ hoàn toàn do bạn quyết định. Ngoài những trường bạn mơ ước, chắc chắn sẽ có những trường khác phù hợp với bạn  và mang lại cho bạn một môi trường học tập xuất sắc và nhiều niềm vui.

Như bạn thấy đó, deferral không phải là tận cùng thế giới và tương lai vẫn đang mở rất rộng ngay trước mắt. Chúc bạn may mắn!


Trung tâm tư vấn du học IvyPrep:
Địa chỉ: Tầng 3 tòa Hanoi Center Point, 27 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, HN
Email: duhoc@ivyprep.edu.vn
Hotline: 0898 083 111
Đặt lịch tư vấn cá nhân miễn phí tại: https://forms.gle/nsQmtQtZdABGBSKJ8