Ý kiến của trẻ em đang bị đánh giá thấp, khi nhiều người lớn cho rằng trẻ con “không biết gì”, “vắt mũi chưa sạch”, chưa đủ chín chắn để nhận định vấn đề và chỉ nhắc lại lời của người lớn, nhất là trong những vấn đề về xã hội, chính trị, văn hóa…
Cách đây không lâu, một clip bé gái 5 tuổi phê phán đương kim Thủ tướng Anh về vấn đề người vô gia cư được chia sẻ trên khắp cộng đồng mạng. Nhiều phụ huynh xuýt xoa, trầm trồ trước cách bày tỏ quan điểm về chính trị của cô bé. Không biết mẹ dạy bé ra sao mà bé biết quan tâm đến xã hội, ăn nói sắc sảo và đầy cảm xúc như vậy.
Từ câu chuyện “con nhà người ta”…
Trước đó, bài phát biểu đẫm nước mắt của cô bé da đen Zianna Oliphant trước hội đồng thành phố Charlotte cũng lấy đi rất nhiều nước mắt của người lớn chúng ta. Bé nói về tệ phân biệt chủng tộc, với tất cả sự trải nghiệm của tuổi thơ, trong bối cảnh một vụ cảnh sát nổ súng bắn chết một người da màu tại thành phố Carolina, Mỹ.
Trẻ con Tây với sự rèn luyện tư duy phản biện trong một môi trường tự do ngôn luận khiến nhiều người trong chúng ta thán phục. Nhưng trong xã hội đương thời, ngay tại chính gia đình mình, những gì chúng ta lắng nghe từ phía con trẻ thật sự là chưa đủ.
Vào tháng 8/2015, mạng xã hội cũng từng rộ lên một clip của bé Vũ Thạch Tường Minh phát biểu trong hội thảo ra mắt SGK mới của nhóm Cánh Buồm. Cầm chặt micro, phát biểu trước cả khán phòng nhiều người lớn, cậu bé đã mạnh dạn đưa ra nhiều quan điểm phê phán nền giáo dục Việt Nam.
Rất nhiều ý kiến trái chiều được đăng tải trên các trang mạng xã hội và báo điện tử. Nhiều tờ báo giật tít: “Cậu bé lớp 8 đòi làm thay việc của bộ trưởng Bộ Giáo dục”. Nhiều người chỉ trích cậu bé, cho rằng cậu chẳng biết gì, chỉ lặp lại lời của người lớn.
Điều kì lạ là, chúng ta vẫn thường nghe than phiền của nhau về những khuyết điểm của nền giáo dục nước nhà, nhưng lại bất ngờ khi nghe than phiền từ chính người đang thụ hưởng nền giáo dục đó.
Phản ứng của nhiều người bỗng trở nên khắt khe và khó chịu với một lời phát biểu của một cậu bé. Thói quen lắng nghe của chúng ta chưa tốt đến nỗi, rất ít đứa trẻ nào dám mạnh dạn bày tỏ ý kiến cá nhân một cách tự nhiên trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Đến chuyện “con nhà mình”
Một phụ huynh ở Q. Bình Thạnh, TP.HCM có con gái 5 tuổi chia sẻ trong một hội thảo về giáo dục câu chuyện thú vị như sau: “Nhiều khi mình bị bất ngờ bởi lời nói của con. Có lần, con đang xem một bộ phim có cảnh kết hôn của một cặp đôi đồng tính. Mình hỏi con là con thấy điều này bình thường không? Con mình bình thản trả lời: ‘Bình thường thôi. Hai chú đấy yêu nhau mà. Yêu nhau thì cưới nhau’.”
Trẻ em có những quan điểm, thái độ và suy nghĩ riêng về những điều con quan tâm. Đôi khi, những vấn đề con quan tâm rất rộng lớn, từ giáo dục, gia đình, xã hội, văn hóa… một cách chung chung, đến vấn nạn bạo hành, ly hôn, biến đổi khí hậu, chiến tranh, phân biệt sắc tộc hay nhiều vấn đề cụ thể lớn hơn của xã hội chúng ta đang sống. Những suy nghĩ này của con về vấn đề xuất phát từ những trải nghiệm ấn tượng đầu đời và tính cách của mỗi đứa trẻ.
Trong một môi trường được lắng nghe tốt và khuyến khích quyền tự do, các em có thể tự tin cất tiếng nói cá nhân, chia sẻ mối quan tâm và khơi gợi sự thay đổi. Sự thay đổi này không chỉ đến từ tiếng nói của các em, mà còn đến từ sự lắng nghe, thấu hiểu của mọi người.
Quả thật, trẻ em rất cần được trang bị những kỹ năng về hùng biện từ khi còn nhỏ, để có thể biểu đạt những chính kiến của mình về nhiều vấn đề trong gia đình và xã hội.
Bằng góc nhìn của bản thân và khả năng làm chủ ngôn ngữ tiếng Anh, các em đang trang bị cho mình những kỹ năng và phẩm chất để trở thành một nhà lãnh đạo toàn cầu.
Thông qua những bài hùng biện tiếng Anh, các em truyền tải được thông điệp ở phạm vi quốc tế, phát huy tiếng nói cá nhân trên diễn đàn thế giới. Khi đó, việc học tiếng Anh không đơn thuần là học một ngoại ngữ mà đã trở thành một công cụ để thể hiện vai trò với xã hội, và khám phá thế giới rộng lớn với nhiều ý tưởng sáng tạo.
Trong một xã hội lắng nghe tốt, những tiếng nói của các em học sinh là những nhân tố của sự thay đổi, góp phần làm cuộc sống tốt đẹp hơn. Đó cũng chính là thông điệp từ cuộc thi Speak-A-Bout 2016 với chủ đề: “Speak to Change – Nói để thay đổi” do Học viện IvyPrep HCM – chương trình đào tạo học bổng du học chuyên sâu tổ chức.
Mời các em học sinh tham gia cuộc thi bổ ích này, để cất tiếng nói cá nhân trong một sân chơi học thuật, với nhiều giải thưởng hấp dẫn.
Cuộc thi Speak-A-Bout 2016
Chủ đề: Speak to Change
Cuộc thi về hùng biện & tranh biện tiếng anh dành cho học sinh lớp 4-11
Thông tin chi tiết, vui lòng xem tại: http://ivyprep.edu.vn/news/phat-dong-cuoc-thi-speak-bout-2016-hung-bien-de-thay-doi/
Đăng ký tham gia dự thi NGAY tại:
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ hotline: 0938 352 770
Website: ivyprep.edu.vn
Facebook Fanpage: Học viện IvyPrep