Hầu như tất cả mọi người khi được hỏi câu hỏi này đều rất ngập ngừng và thật khó để trả lời câu hỏi này
Để học, ghi nhớ và nhắc lại những gì chúng ta đã đọc trong sách giáo khoa là không dễ dàng, nhất là khi có áp lực ( kiểm tra )
Nhưng đối mới mỗi học sinh và sinh viên thì việc đọc những cuốn sách giáo khoa là những thiều thật khủng khiếp nhưng lại thật sự cần thiết.
Vậy làm thế nào có thể c
húng ta có thể học/đọc một cách hiệu quả nhất ,hiểu và nhớ những thông tin cần từ sách giáo khoa?
Dưới đây là 6 bước để giúp học sinh “giải quyết” các sách giáo khoa thật hiệu quả.
Nếu bạn đang có ý định xin học bổng du học Mỹ thì bạn nên tập dần cho theo 6 bước sau.
1. Đọc Tích cực
Dù bạn làm gì, Đừng đọc sách khi bạn đang trong một trạng thái quá thoải mái như ngồi dài trên chiếc ghế sofa, hay nằm trên giường đắp chăn ấm trong mùa đông bởi sau khi đọc thì có lẽ bạn cũng sẽ không nhớ nhiều những nội dung bạn vừa đọc đâu.
Chìa khóa để đọc sách giáo khoa của bạn là đọc tích cực. Bạn cần phải ” hấp thụ” tất cả lượng kiến thức mình vừa đọc, với sự tập trung của trí não và việc hiểu những thứ mình đang đọc thay vì là chỉ đọc vẹt
Bạn không nhất thiết phải luôn tỉnh táo khi đọc nhưng bạn phải luôn ở tư thế thích thú và sẵn sàng tìm hiểu, học từ những kiến thức mình đang đọc.
Vậy làm thế nào để đọc tích cực
- Tạo cho mình khí thể và duy trì năng lượng – ngủ dậy và đi bộ, chạy, nhảy trong một vài giờ hay lúc nào bạn cũng cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ
- Luôn mang theo mình 1 chiếc bút – tinh thần luôn tập trung và cơ thể luôn ở trạng thái sẵn sàng trong khi bạn đọc
- Có trong tay 1 tập giấy ghi chú hoặc một cuốn sổ tay – Đánh dấu lên phần nội dung/trang đọc quan trọng hoặc ghi lại thông tin trong sổ tay
2. Viết như bạn đọc
Phần quan trọng nhất của việc đọc tích cực chính là việc VIẾT
Việc ghi chép khi đọc sách giáo khoa không chỉ quan trọng cho việc tạo ghi chú học tập, nhưng nó làm tăng trí nhớ và các thông tin lưu giữ.
Tập trung vào các khái niệm quan trọng, định nghĩa, ý chính … Không sao chép toàn bộ câu và đảm bảo rằng bạn thực sự hiểu những gì bạn đang viết xuống.
3. Chọn mục chính
Đối với sách giáo khoa mà bạn sẽ có thể quay trở lại để nghiên cứu hoặc chuẩn bị cho những bài viết, bạn không nên viết đầy đủ đoạn văn xuống mà thay vào đó hãy đánh dấu chúng ( highlight) để tham khảo khi cần
Nếu bạn không thể đánh dấu hoặc viết trong cuốn sách, chắc chắn rằng bạn có những mẩu giấy ghi chú tiện dụng để bạn có thể đánh dấu trang hoặc lưu lại/ viết xuống những sự kiện, chi tiết hoặc những đoạn quan trọng mà không muốn viết, đánh dấu lên cuốn sách.
4. Đánh dấu trang
Khi còn là một học sinh, sinh viên, một vài thập kỷ trước đây, chúng tôi thường phải gập trang sách để đánh dấu trang quan trọng và trang cần học – và đó vẫn luôn là phương án hiệu quả cho việc đọc sau nhiều năm
Tạo nhưng đoạn đánh dấu với màu sắc khác nhau hiển thị cho những mục đích khác nhau ( đinh nghĩa, công thức, tham khảo) – nó giúp bạn tiết kiệm thời gian khi tìm kiếm thông tin trong cuốn sách mà bạn đã đọc.
5. Lập một danh sách với nhiều câu hỏi
Trong khi bạn đang đọc, giữ một danh sách các câu hỏi mà bạn cần trả lời. Bạn có thể muốn giữ một danh sách các câu hỏi để hỏi giáo viên hoặc giáo sư của bạn và một cho câu hỏi mà bạn muốn nghiên cứu trên
6. Làm một tấm Cheat Sheet
Ngoài bộ đầy đủ của nghiên cứu ghi chú, nó thường là một ý tưởng tốt để tạo ra một tờ cheat sheet các định nghĩa cơ bản, phương trình…
Trong nhiều môn học, giảng viên thường đồng ý cho bạn mang một tờ cheat sheet cỡ A4 hoặc A5 vào phòng thi – bởi vậy việc tự lập cho mình một tờ cheat sheet cũng rất hữu dụng – bạn có thể sử dụng nó để học ôn lại trước lúc kiểm tra để đảm bảo mình đã ghi nhớ hết những phần quan trọng của bài học (một lần nữa việc viết những thông tin này xuống cũng đã giúp bạn ghi nhớ nó tốt hơn rồi đấy)
Hy vọng những lời khuyên giúp bạn tiết kiệm thời gian học tập mà vẫn hiệu quả