Bên cạnh các bài tiểu luận và thư giới thiệu, cuộc phỏng vấn của các trường đại học cung cấp cho nhà tuyển sinh một cái nhìn hữu ích về các cá nhân, giúp xem xét sự phù hợp của bạn với trường. Thông qua cuộc phỏng vấn, các nhà tuyển sinh hy vọng có thể hiểu thêm về từng cá nhân, khả năng phát triển và những đóng góp của bạn cho trường đại học. Nhà phỏng vấn muốn biết bạn là ai, họ sẽ đặt câu hỏi, lắng nghe và đánh giá mức độ sẵn sàng của bạn để thúc đẩy việc học tập, chấp nhận rủi ro, độ hài hước, giá trị, khát vọng và điều gì là động lực của bạn.

Hầu hết các trường TOP đầu đều cung cấp những cơ hội phỏng vấn – thường là với một đại diện tuyển sinh – và hầu hết các cuộc phỏng vấn đều đóng góp vào quá trình đánh giá. Thông thường bạn sẽ được liên lạc để phỏng vấn khi đã chính thức nộp đơn xin nhập học. Các ứng viên của các đợt nhập học sớm sẽ thường được phỏng vấn từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 12. Những cuộc phỏng vấn thông thường sẽ kéo dài từ đầu tháng Giêng đến cuối tháng Hai.

Nếu bạn đang muốn xin học bổng du học Mỹ thì bạn nên tìm hiểu kỹ càng những điều sau:

Phỏng vấn vào các trường đại học: nơi “lời đề nghị” trở thành “lời yêu cầu”

Các cuộc phỏng vấn thường mang tính chất “đề nghị” nhiều hơn là “yêu cầu”. Việc từ bỏ cơ hội phỏng vấn sẽ khiến các nhà tuyển sinh nghi ngờ về mức độ nhiệt tình và quan tâm của bạn đến ngôi trường của họ. Phỏng vấn cá nhân về cơ bản phục vụ cho hai mục đích: bạn phải hiểu về trường và trường phải biết về bạn. “Fit” là một điều khá quan trọng trong quá trình xét duyệt hồ sơ, và cuộc phỏng vấn là chìa khóa để đánh giá nó.

Một cuộc phỏng vấn đầu vào hoàn hảo sẽ khiến hồ sơ của bạn nổi bật hơn những lá đơn còn lại. Vậy, “bí kíp” nào để trở nên nổi bật trong vòng phỏng vấn?

NHỮNG BÍ QUYẾT GÂY ẤN TƯỢNG MẠNH VỚI NHÀ TUYỂN SINH

  • ẤN TƯỢNG ĐẦU TIÊN QUYẾT ĐỊNH ẤN TƯỢNG SAU CÙNG

Ấn tượng đầu tiên thât sự RẤT QUAN TRỌNG! Hãy chắc chắn ăn mặc phù hợp cho cuộc phỏng vấn. Bạn không cần phải đóng bộ quá nghiêm chỉnh, nhưng một vẻ ngoài lôi thôi là điều chắc chắn nên tránh.

Hãy nhớ, những điều nhỏ tạo nên sự khác biệt. Hãy chắc chắn điện thoại của bạn ở chế độ im lặng. Giữ eye contact trong suốt quá trình phỏng vấn. Và đừng quên, hãy cẩn thận với quá nhiều từ “like” và “ums” trong câu trả lời của bạn.

  • ĐÂY KHÔNG PHẢI MỘT BÀI KIỂM TRA

 

Một buổi phỏng vấn tuyệt vời sẽ là một buổi nói chuyện tuyệt vời. Đương nhiên, bạn sẽ phải trả lời những câu hỏi, nhưng đây cũng là một cơ hội tốt để chia sẻ suy nghĩ và ý kiến của bản thân (đừng quá vòng vo). Người phỏng vấn sẽ thường hỏi bạn một câu hỏi đi sâu hơn vào “why”, không chỉ dừng lại ở “what”. Đừng đi quá sâu vào hồ sơ cá nhân, và cũng đừng ngần ngại khi nói về ngành học và những sở thích bên ngoài của bạn.

Một cuộc nói chuyện hoàn hảo sẽ đến từ 2 phía. Hãy chuẩn bị sẵn những câu hỏi cụ thể cho người phỏng vấn bạn – không phải những câu trả lời dễ dàng tìm kiếm trên mạng. Hãy nhớ rằng, mọi người thường thích nói về bản thân, vì vậy hãy hỏi người phỏng vấn về kinh nghiệm của mình tại trường Đại học. Anh/cô ấy đã làm gì, nơi thích hợp để học tập, v.v.

  • CHUẨN BỊ CHO NHỮNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN THƯỜNG GẶP

Thường buổi phỏng vấn sẽ bao gồm những câu hỏi được thiết kế riêng để hiểu rõ về bản thân bạn hơn. Để chuẩn bị kĩ càng, hãy nghĩ về cách trả lời những câu hỏi, ví dụ như sau:

  • “Tell me about yourself.”
  • “What is important to you?”
  • “What are your current academic and/or extracurricular interests?”
  • “What led you to apply to our school?”
  • “What classes, programs, and activities are exciting to you on school’s campus?”
  • “What plans do you have for your future?”

Như bạn có thể thấy, mỗi câu hỏi đều có tính chất như một câu hỏi mở nhưng lại đòi hỏi sự tập trung, suy nghĩ kĩ lưỡng trước khi đưa ra câu trả lời. “I don’t know” hay “I’m not sure” chắc chắn không phải là những câu trả lời phù hợp. Hãy nhớ rằng mục đích của buổi phỏng vấn là để hiểu hơn về bản thân bạn, và cũng là lí do để thuyết phục họ nhận hồ sơ của bạn. Đừng ngần ngại thể hiện những điểm nổi bật ở bản thân, những điểm khiến bạn tự hào nhất.

  • Đảm bảo rằng bạn tìm hiểu thật kĩ về trường trước buổi phỏng vấn

Bạn muốn chứng minh rằng mình phù hợp với trường, và rằng bạn thực sự “fit” với ngôi trường này? Bạn muốn người phỏng vấn nghĩ về bạn như một người cộng sự hoàn hảo, một người bạn cùng phòng, cùng team tuyệt vời ?

Tìm kiếm thông tin về ngôi trường, đọc các bài báo, note lại những câu chuyện, và tìm hiểu “càng sâu càng tốt” sẽ là bàn đạp không thể hoàn hảo hơn cho 1 suất vào trường.

Thêm một điều nữa, hãy thường xuyên luyện tập phỏng vấn, với một người bạn, với bố mẹ, với giáo viên, bất kì ai bạn có thể nhờ. Dù không muốn trả lời như học thuộc theo một kịch bản nhất định, nhưng bạn chắc chắn muốn có một câu trả lời đầy đủ và sâu sắc nhất. Đừng để lúc kết thúc phỏng vấn rồi mới nghĩ ra một câu trả lời ấn tượng nhé!

“Những cuộc phỏng vấn giống như những bảng màu trong hồ sơ nhập học của bạn. Nó thât sự rất hữu ích với Hội đồng tuyển sinh để có một cái nhìn rõ ràng hơn về những ứng cử viên, ai thực sự hiểu rõ ngôi trường của họ và sẽ có ảnh hưởng tốt tới sự phát triển của ngôi trường này.” – Một nhà tuyển sinh Ivy League cho biết.

  • NÊN GOOGLE HAY KHÔNG NÊN GOOGLE

Một chút nghiên cứu về người phỏng vấn bạn qua những trang mạng xã hội như LinkIn là điều cần thiết. Bạn có thể có cơ hội hiểu rõ hơn về ngành nghề của họ, trường Đại học của họ trước đây hay kinh nghiệm tuyển dụng. Biết một chút về người phỏng vấn của bạn sẽ giúp bạn chủ động hơn rất nhiều!

  • TIP CUỐI CÙNG

Sau buổi phỏng vấn, đừng quên cảm ơn người phỏng vấn của bạn. Nếu có thể, sau đó hãy gửi một email cảm ơn đến họ, sẽ cực kì gây ấn tượng đấy!

Chúc may mắn và nhớ hãy “tận hưởng” buổi phỏng vấn của mình. IvyPrep luôn sẵn sàng hỗ trợ mỗi khi bạn cần!

Thông tin liên hệ để nhận tư vấn trực tiếp từ chuyên gia:

Nguồn: http://www.toptieradmissions.com/top-tips-college-interview/